THU THẬP VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU TRONG HỆ THỐNG LƯU TRỮ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO
1.Năng lượng tái tạo là gì?
Năng lượng tái tạo hay còn được gọi là năng lượng “sạch” hoặc năng lượng “xanh” được tạo ra từ việc chuyển đổi từ các nguồn năng lượng tự nhiên trên trái đất mà ít làm ảnh hưởng đến môi trường cũng như vật chất của trái đất. Các nguồn năng lượng tái tạo chủ yếu hiện nay là năng lượng nước, gió, và mặt trời,.. tương ứng với các loại hình nhà máy điện hiện nay là thuỷ điện, điện gió và điện năng lượng mặt trời.
Hiện nay năng lượng tái tạo đang chiếm khoảng 30% lượng điện toàn cầu và có xu hướng tăng lên ngày càng cao khi các vấn đề về môi trường ngày càng được quan tâm. Đặc biệt là năng lượng gió và năng lượng mặt trời ngày càng phổ biến trên thế giới vì giá thành rẻ cũng như giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Vậy vấn đề về triển khai, giám sát, lưu trữ các loại năng lượng tái tạo cũng ngày càng được quan tâm hơn. Vì các khâu trên là một phần gắn liền đối với hệ thống năng lượng gió hoặc năng lượng điện mặt trời.
2. Hệ thống lưu trữ năng lượng (Battery energy storage systems – BESS)
Như chúng ta đã biết, hệ thống lưu trữ năng lượng là một hệ thống không thể thiếu trong các nhà máy năng lượng tái tạo như điện gió hoặc điện mặt trời,…
Hệ thống lưu trữ năng lượng là mắt xích quan trọng trong việc đảm bảo về sự ổn định trong hệ thống năng lượng tái tạo, giúp hoạt động tối ưu trong các điều kiện khí hậu bất lợi cho hệ thống ( thời tiết không có nắng, hoặc là không có gió,..). Hệ thống lưu trữ năng lượng cung cấp giải pháp nhằm đạt được sự linh hoạt cũng như nâng cao sự tin cậy của hệ thống năng lượng giúp đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về việc sử dụng năng lượng tái tạo.
– Tại sao cần thiết phải lưu trữ năng lượng ?
- Lưu trữ năng lượng giúp chúng ta lưu trữ năng lượng dư thừa và phát lại khi có quá ít năng lượng được tạo ra hoặc khi có quá lớn nhu cầu sử dụng năng lượng.
- Việc này còn giúp tăng lên về lượng tiêu thụ năng lượng tái tạo của chính mỗi cá nhân và giúp giảm thiểu chi phí và mang lại sự linh hoạt cho hệ thống điện.
- Với các nhà máy thì việc sử dụng hệ thống lưu trữ năng lượng còn giúp giảm tải lúc cao điểm và có nguồn năng lượng dự phòng trong trường hợp mất điện giúp nâng cao sự tiện ích trong việc vận hành hệ thống điện.
Từ những lợi ích trên thì chúng ta đã biết được phần nào về lợi ích khi sử dụng hệ thống lưu trữ năng lượng. Và với nhu cầu ngày càng tăng cao về các hệ thống năng lượng tái tạo như hiện nay thì việc thu thập dữ liệu, giám sát và phân tích các dữ liệu đó là một phần không thể thiếu.
Vậy hệ thống kết nối, truyền thông và bảo mật dữ liệu của hệ thống lưu trữ năng lượng là yếu tố cần có trong hệ thống này. Vì thế phần tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về giải pháp truyền thông và kết nối trong hệ thống lưu trữ năng lượng.
– Hệ thống thu thập và phân tích dữ liệu trong hệ thống lưu trữ năng lượng.
Hệ thống thống lưu trữ năng lượng yêu cầu kết nối với hệ thống mạng để thu thập thông tin giám sát như giá trị sạc và xả năng lượng cũng như nhiệt độ ở mỗi Pin ở trong hệ thống lưu trữ năng lượng. Từ đó phân tích các dữ liệu đó và tìm cách nhằm nâng cao thuật toán sạc và xả. Nó giúp người dùng dễ dàng quản lý và đảm bảo được kéo dài vòng đời của Pin.
Vậy những yêu cầu chính ở hệ thống:
+ Kiểm soát được giá trị xả và sạc ở từng Pin trong hệ thống
+ Dữ liệu cần thu thập là rất lớn và cần nhiều thiết bị có số lượng lớn đầu vào ra
+ Môi trường làm việc nhiệt độ cao và khắc nghiệt
Từ những yêu cầu trên thì chúng tôi cung cấp các giải pháp để cung cấp kết nối tin cậy và đáp ứng yêu cầu của hệ thống một cách tốt nhất.
Chúng tôi cung cấp các thiết bị của Moxa bao gồm ioLogik 1242-T, ioLogik E1260-T và UC-8112-ME-T là các thiết bị phù hợp cho hệ thống lưu trữ năng lượng. Với 2 đầu vào DI của ioLogik E1242-T dùng để giám sát relay đóng hay mở và 2 kênh DO giúp điều khiển đóng mở relay ở các Pin từ đó giúp giám sát tình trạng sạc hoặc xả ở mỗi Pin . Thêm vào đó các kênh AI của ioLogik E1242-T giúp chúng ta theo dõi giá trị trên mỗi pin một cách trực quan nhất. Sáu cổng RTD của ioLogik E1260-T giúp để giám sát nhiệt độ trên 6 pin cùng 1 lúc. Và với thiết kế nhỏ gọn và thiết kế daisy-chain của các thiết bị trên nên nó có thể dễ dàng lắp đặt và không cần thêm switch. UC-8112-ME-T được sử dụng để lấy các dữ liệu từ các bộ ioLogik và lưu trữ. Trong một khoảng thời gian nhất định thì chúng ta có thể lấy dữ liệu từ bộ UC-8112-ME-T từ đó tìm được thuật toán xả và sạc tốt nhất cho hệ thống lưu trữ. Cả 3 model trên đều có thể hoạt động ở môi trường nhiệt độ cao và có chi phí thấp nên đó là lựa chọn tối ưu cho hệ thống thu thập và phân tích dữ liệu trong lưu trữ năng lượng
Thông tin các thiết bị:
+ ioLogik E1242-T: 4 DI, 4 x DIO, 4 x AI
+ ioLogik E1260-T: 6 x RTD
Mọi thông tin liên hệ tư vấn : Tú – 0359643939 (zalo)